Nhiều người sẽ nghĩ đến việc sử dụng thuốc khi bị ê buốt răng vì chúng cho hiệu quả nhanh gần như ngay tức thời. Tuy nhiên nên dùng loại thuốc nào, liều lượng cụ thể ra sao không phải ai cũng biết. Dưới đây, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể các thuốc trị ê buốt răng an toàn, hiệu quả nhất để mọi người hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục
Tìm hiểu các nguyên nhân làm cho răng ê buốt
Trước khi đi tìm câu trả lời: răng ê buốt uống thuốc gì, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây tình trạng trên xuất phát từ đâu.
Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng sai cách là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tổn thương không đáng có cho cả răng, nướu. Điều này khiến răng ngày càng suy yếu, nhạy cảm, ê buốt thường xuyên hơn. Ví dụ như:
– Chọn bàn chải đánh răng quá cứng, lông bàn chải không đủ mềm mại.
– Chọn kem đánh răng có chứa quá nhiều Flour dễ bào mòn men răng hoặc kem đánh răng có chất tẩy trắng cao.
– Đánh răng quá mạnh theo chiều ngang, đánh răng nhiều lần trong ngày.
– Sử dụng nước súc miệng có nồng độ cồn cao.
Các bệnh lý về răng miệng
– Sâu răng: Sâu răng làm cho lớp ngà răng, tuỷ răng dễ bị kích thích từ các thực phẩm chứa nhiều ngọt hoặc quá lạnh, quá nóng. Thậm chí cả không khí có thể lọt vào lỗ sâu răng, gây nên ê buốt răng. Thậm chí gây đau nhức cả khoang miệng.
Chi tiết nhất: Cách phát hiện răng sâu vào tủy và cách điều trị
– Tụt nướu: Khi mắc bệnh liên quan đến nha chu thường dẫn tới lớp men răng bị bào mòn, để lộ ngà răng bên trong và gây ê buốt chân răng.
– Viêm nướu: Các lớp mô nướu ở chân răng bị nhiễm trùng, sưng nề xung quanh gây ảnh hưởng đến chân răng.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Tiếp đến, chế độ ăn uống không đủ lành mạnh là nguyên nhân trực tiếp phá huỷ men răng, gây ra tình trạng đau buốt. Những thực phẩm có tính axit cao, chứa nhiều đường hoặc bạn thường xuyên uống rượu bia, nước có ga mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ theo thời gian làm cho răng ê nhức, khó chịu.
Ngoài ra, việc thiếu hụt dinh dưỡng như canxi, vitamin D, E, K đều ảnh hưởng tiêu cực đến răng nướu. Men răng không còn giữ được sự chắc khoẻ, dễ mẻ vỡ khi gặp lực tác động từ bên ngoài.
Bị tai nạn, chấn thương gây sứt mẻ răng
Một số trường hợp không may gặp phải tai nạn, va đập ngoài ý muốn, chấn thương có nguy cơ cao gây sứt mẻ, gãy vỡ dẫn tới lộ ngà răng, tủy răng bên trong. Khi đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn, gây triệu chứng bị sưng đau, ê buốt dai dẳng.
Giải pháp tốt: Bọc sứ cho 2 răng cửa bị mẻ được không? Bọc ở đâu uy tín?
Một số thói quen xấu
Thói quen xấu nếu duy trì trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng. Ví dụ như dùng răng mở các đồ vật cứng, thường xuyên nhai đá viên, ăn đồ cứng, nghiến răng khi ngủ,…Những điều này tạo áp lực lên răng và bào mòn dần men răng.
Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa
Nếu bạn thực hiện một số thủ thuật nha khoa như lấy cao răng, tẩy trắng răng, bọc mão sứ,… thì có thể sẽ gặp tình trạng ê buốt trong vài ngày. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm bớt cảm giác khó chịu trên.
Răng ê buốt uống thuốc gì?
Răng ê buốt uống thuốc gì an toàn và hiệu quả nhất là băn khoăn chung của nhiều người. Thực tế có nhiều loại thuốc khác nhau mà bạn dễ dàng tìm thấy ở các hiệu thuốc. Cụ thể:
Gel chống ê buốt
Gel chống ê buốt là loại thuốc được bôi trực tiếp vào răng và nướu trong khoang miệng với công dụng giảm ê buốt tạm thời. Sản phẩm này thường sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị giảm ê buốt tại chỗ, ê buốt sau tẩy trắng, làm sạch cao răng, dùng cho người có răng nhạy cảm.
Ưu điểm của gel chống ê buốt là khả năng bám dính trên răng tốt, nhanh tan nên cho hiệu quả nhanh. Kể cả trường hợp nặng sau khi trám răng, phẫu thuật nha chu thì gel này cũng mang đến kết quả tuyệt vời. Trong thành chính của gel chống ê buốt thường có Sodium Fluoride là một hợp chất có tác dụng bít lỗ ống ngà, tái khoáng men răng, ngăn ngừa sâu răng, chống mòn răng và loại bỏ mảng bám trên răng.
Lưu ý: Khi sử dụng, bạn nên tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, đồng thời chọn sản phẩm chất lượng cao tránh gây kích ứng hay ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một số loại gel chống ê buốt thông dụng là: SensiKin Gel, GC Tooth Mousse, Emoform Gel,…
Thuốc giảm đau
Nếu bạn bị ê buốt nặng, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ tốt hơn.
– Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau phổ biến hiện nay có khả năng giảm ê buốt nhanh chóng.
– Aspirin và nhóm kháng sinh: Gồm Amoxicillin, Spiramycin, Tetra,… hỗ trợ giảm đau nhức.
– Thuốc kháng sinh Metronidazole: Cũng giúp giảm ê buốt, đau răng tạm thời, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Khi sử dụng thuốc trên, bạn cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn và liều lượng của bác sĩ, tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Một số mẹo dân gian
Trên thực tế khi ê buốt răng, nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng một số mẹo dân gian quen thuộc. Điều này cũng cho hiệu quả rất tích cực mà bạn có thể thử nhé.
– Sử dụng nước muối sinh lý: Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối ấm tại nhà. Súc miệng hoặc ngậm trong vài phút sẽ thấy cơn đau dịu lại ngay lập tức. Sau đó súc miệng lại với nước sạch.
– Sử dụng tỏi và hành tây: Cả hai thực phẩm này đều chứa đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng và đau răng. Thành phần của chúng còn chứa chất gây tê tự nhiên. Bạn có thể thực hiện bằng cách lấy tỏi giã nát hoặc xay nhuyễn đắp lên răng bị ê buốt. Còn hành tây thì cắt thành lát mỏng và đắp lên răng nhạy cảm. Sau đó súc miệng sạch sẽ với nước.
– Sử dụng nha đam: Trong nha đam có nhiều thành phần như anthraquinones, anthraquinones và propolis. Chúng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm và làm dịu vết thương. Bên cạnh đó một số vitamin B, C, E và canxi, sắt, magie, mangan,…còn giúp tẩy trắng răng tự nhiên. Để trị chứng ê buốt răng, bạn chỉ cần lấy một nhánh nha đam tươi, gọt vỏ và lấy phần thịt bên trong đắp vào chỗ răng ê buốt khoảng 5 phút. Sau đó súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 3- 4 lần.
– Sử dụng dầu đinh hương: Dầu đinh hương có vị cay, tính ấm với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt, thành phần Eugenol chiếm tới 70% có tác dụng gây mê mạnh để giảm tình trạng ê buốt răng. Bạn chỉ cần nhỏ 2 giọt tinh dầu đinh hương vào miếng bông gòn, sau đó đặt lên răng ê buốt. Chờ khoảng 3 phút rồi súc miệng sạch sẽ là được.
– Sử dụng bạc hà: Thành phần chính trong bạc hà là Rosmarinic Axit có khả năng kháng viêm, ngăn chặn quá trình oxy hoá, gây tê cục bộ gần như ngay lập tức. Bạn chỉ cần chọn những lá bạc hà tươi rồi nấu với nước sôi. Sau đó dùng nước này để súc miệng vài lần trong ngày.
– Sử dụng mật ong: Mật ong là nguyên liệu có tính sát khuẩn cực mạnh, tiêu diệt được vi khuẩn trong khoang miệng, giảm đau và giảm sưng các mô bị viêm. Bên cạnh đó, nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong mật ong còn giúp hồi phục men răng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe răng miệng. Bạn chỉ cần hoà 1 thìa mật ong trong nước ấm. Rồi ngậm và súc miệng khoảng 2- 3 phút. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch.
– Sử dụng lá ổi non: Trong thành phần của lá ổi non có chứa nhiều astringents. Chất này chống viêm và kháng khuẩn tương đối hiệu quả, giảm đau, ê buốt, giúp nướu chắc khoẻ hơn. Bạn chỉ cần lấy vài lá ổi non, rửa sạch sẽ. Sau đó xay nhuyễn với chút muối và nước ấm. Vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Dùng tăm bông thấm nước cốt chấm vào vị trí răng ê buốt, đợi vài phút rồi súc miệng sạch sẽ.
– Sử dụng bột nghệ: Nghệ tươi có hoạt chất curcumin tự nhiên giúp bảo vệ men răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, chất độc hại, kháng viêm, chữa viêm lợi, áp xe răng. Bạn trộn bột nghệ với nước trong 5 phút rồi đắp trực tiếp lên chỗ răng bị ê buốt trong 5 phút. Sau đó đánh răng lại cho sạch. Hoặc cách khác là bạn trộn 1 thìa café bột nghệ với ½ thìa café dầu mù tạt, ½ thìa café muối. Sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng răng ê buốt và xung quanh nướu khoảng 10 phút. Cuối cùng súc miệng lại sạch sẽ là được.
– Sử dụng lá bàng non: Lá bàng chứa các thành phần như Tercatin, Saponin, Flavonoid,… có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm cực tốt. Để thực hiện, bạn lấy 3- 4 lá bàng non rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra rổ cho ráo nước. Thái nhỏ lá bàng, xay nhuyễn cùng ít muối ăn và cốc nước ấm. Bạn vắt hỗn hợp lấy nước cốt và sử dụng chúng đều đặn 2- 3 lần mỗi ngày.
– Sử dụng trà xanh: Trong trà xanh có chứa hàm lượng EGCG lactic và fluor dồi dào với khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm mô mềm trong khoang miệng. Để thực hiện, bạn chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, vò nhẹ cho hơi nhàu. Sau đó bỏ lá trà vào ấm, đổ ngập nước và đun sôi trong 5 phút. Thêm chút muối vào, chờ muối tan thì tắt bếp. Đợi nước nguội hơn súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
– Sử dụng rượu hạt gấc: Rượu hạt gấc là bài thuốc dân gian có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm cả đau răng, hôi miệng,… Các hoạt chất ở trong hạt gấc cùng với rượu mang đến hiệu quả chống viêm, diệt khuẩn rất mạnh.
Bạn chỉ cần lấy hạt gấc từ những quả đã chín già mang đi nướng trên bếp đến khi nào thấy vỏ ngoài hơi cháy xem là được. Sau đó dùng vật cứng đập nhẹ tách lấy nhân bên trong, giã nhỏ. Cho phần nhân vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng ngập và ngâm trong 30 ngày. Tiếp đến, bạn lấy chút rượu ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Xem thêm: Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị răng ê buốt
Thuốc trị ê buốt răng có nhiều loại khác nhau, bởi vậy khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý một vài điều dưới đây nhé.
– Với thuốc bôi và thuốc uống trị ê buốt: Bạn sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều rất dễ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
– Với mẹo dân gian: Bạn nên xem xét bản thân có bị dị ứng với nguyên liệu nào không. Khi sử dụng cũng chỉ ở mức độ nhất định. Quan trọng là bạn phải kiên trì vì đôi khi hiệu quả đến chậm hơn so với thuốc Tây. Ngoài ra, cách trị ê buốt răng này không thể điều trị tận gốc nên hãy gặp bác sĩ khi thấy có dấu hiệu bất thường nhé.
Những giải pháp ngăn ngừa răng ê buốt
Để hạn chế tối đa tình trạng răng bị ê buốt cũng như nhiều bệnh lý răng miệng khác, bạn nên tuân thủ đúng những điều dươi đây:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trước tiên hãy chọn bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm, kem đánh răng chứa hàm lượng Flour phù hợp. Đánh răng cẩn thận, tỉ mỉ cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Sau khi đánh xong, sử dụng thêm chỉ nha khoa và máy tăm nước giúp loại bỏ mảng bám trên răng, nhất là kẽ răng. Cuối cùng dùng nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn trong khoang miệng.
Đừng bỏ lỡ- Giải đáp: Có nên dùng bột tẩy trắng răng không?
Chế độ ăn uống lành mạnh
Với người bị ê buốt răng thường xuyên thì nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, bưởi, cà chua, nước ngọt có gas và đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, tăng cường bổ sung chất xơ như chuối táo hay thực phẩm nhiều canxi như sữa, bơ, hạnh nhân, rau cải màu xanh đậm,…
Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
Ngoài điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn hãy thăm khám nha khoa thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/lần. Khi đó sẽ sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý phát sinh.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ